COVID-19 là cú sốc toàn cầu lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua.. Hàng trăm nghìn sinh mạng đã bị mất và nền kinh tế thế giới có thể đối mặt với cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ những năm 1930. Đại dịch này cũng là lời nhắc nhở về mối quan hệ mật thiết và nhạy cảm giữa con người và hành tinh. Xã hội hiện tại cần phải tự bảo vệ mình và phục hồi càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên chúng ta không thể bắt đầu sự phục hồi hồi ấy theo cách chúng ta đã làm trước đây.
Vì vậy, mọi người nên xem các khuyến nghị sau của WHO cho việc phục hồi một thế giới khỏe mạnh hơn và xanh hơn.
Khuyến nghị cho một thế giới khỏe mạnh hơn và có ý thức hơn về môi trường được tóm tắt như sau:
- Bảo vệ và giữ gìn nguồn gốc sức khoẻ của con người: Thiên nhiên.
- Đầu tư vào các dịch vụ thiết yếu, từ nước và vệ sinh đến năng lượng sạch trong các cơ sở y tế.
- Đảm bảo chuyển đổi năng lượng lành mạnh nhanh chóng.
- Thúc đẩy hệ thống thực phẩm lành mạnh, bền vững.
- Xây dựng các thành phố lành mạnh, đáng sống
- Ngừng sử dụng tiền của người đóng thuế để tài trợ cho các nguồn gây ô nhiễm.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã chỉ ra rằng người dân sẽ ủng hộ những chính sách thậm chí cứng rắn nếu các quyết định của chính phủ minh bạch, dựa trên bằng chứng rằng các chính sách đó không bỏ sót ai và có mục tiêu rõ ràng là bảo vệ sức khỏe, cuộc sống và tính mạng của họ cũng như gia đình và sinh kế của họ – thay vì phục vụ các lợi ích đặc biệt.
““Đại dịch nhắc nhở chúng ta rằng giữa con người và hành tinh có một mối quan hệ mật thiết và nhạy cảm. Tất cả các nỗ lực để làm cho thế giới của chúng ta an toàn hơn sẽ thất bại nếu chúng không giải quyết được mối liên hệ quan trọng giữa con người và mầm bệnh và các mối đe dọa hiện hữu của biến đổi khí hậu, những thứ làm cho điều kiện sống trên hành tinh của chúng ta ngày càng bị thu hẹp đi và khó có thể sống hơn.”
Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus. Diễn văn trước Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 73. Ngày 18 tháng 5 năm 2020.